Cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc thẩm quyền của Cơ sở dạy nghề

Thủ tục:

Cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc thẩm quyền của Cơ sở dạy nghề

Lĩnh vực Đường thuỷ nội địa
Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ TTHC:
Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn (CCCM) nộp hồ sơ đến Cơ sở dạy nghề.
b) Giải quyết TTHC:
Cơ sở dạy nghề tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn lấy kết quả giải quyết và làm thủ tục cấp, cấp lại, chuyển đổi; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ sở dạy nghề có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ sở dạy nghề cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác
Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- 02 ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện cấp, cấp lại, chuyển đổi tương ứng với loại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện

Các tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện Cơ sở dạy nghề
Kết quả thực hiện Chứng chỉ chuyên môn
Lệ phí - Lệ phí: 20.000 đồng/lần.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đề nghị

Yêu cầu

a) Cấp CCCM:
- Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản:
+ Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề theo quy định tại Thông tư này.
+ Người có bằng, chứng chỉ nghiệp vụ được cấp trước ngày 01/01/2015, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ, được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản tại các cơ sở dạy nghề
b) Cấp lại chứng chỉ chuyên môn
- Người có GCNKNCM, CCCM bị hỏng, có tên trong sổ cấp CCCM của cơ quan cấp CCCM được cấp lại CCCM.
- CCCM bị mất khi cấp lại vẫn giữ nguyên số cũ, đồng thời cơ quan cấp phải gửi thông báo hủy CCCM cũ tới các cơ quan liên quan.
- Người có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên có nhu cầu, được cấp chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
c) Chứng chỉ chuyên môn đã cấp
- Người có chứng chỉ thủy thủ được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhất;
- Người có chứng chỉ thủy thủ chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhì;
- Người có chứng chỉ thợ máy được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhất;
- Người có chứng chỉ thợ máy chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhì;
- Người có chứng chỉ lái phương tiện được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất;
- Người có chứng chỉ lái phương tiện chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì.
d) Chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn
- Người có chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang CCCM phương tiện thủy nội địa tương ứng theo quy định tại Thông tư này.
- Đối với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn tàu cá:
+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư từ 400 cv trở lên, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng năm từ 90 cv đến dưới 400 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng năm đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng năm từ 90 cv đến dưới 400 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưởng tàu cá hạng năm đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa;
+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng tư và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bổ túc máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu cá được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ hạng nhỏ trở lên và từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với loại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định.
- Đối với CCCM tàu biển:
+ Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu biển được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
+ Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT trở lên và từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với loại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định.

Cơ sở pháp lý

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014

- Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy đường thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy đường thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa